In Lụa Là Gì? Quy Trình In Lụa Gia Công Tại Xưởng

Trang chủ Tin tức In Lụa Là Gì? Quy Trình In Lụa Gia Công Tại Xưởng

In lụa hiện nay là một trong những kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong in ấn các sản phẩm với số lượng ít hoặc vừa phải. Ưu điểm chính của kỹ thuật in này là giá thành rẻ, quy trình in ấn đơn giản và có thể thực hiện trên nhiều chất liệu sản phẩm khác nhau. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về in lụa là gì và những đặc điểm kỹ thuật của công nghệ in ấn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các bạn nhé!

I. In lụa là gì?

In lụa là một trong những kỹ thuật in ấn đã xuất hiện và phát triển lâu đời được sử dụng để in các hoa văn, họa tiết, chữ viết đa dạng màu sắc lên các bề mặt vật liệu phẳng. Thành phần chính của phương pháp in lụa bao gồm là khuôn in, lưới in, thanh gạt và mực in.

In lụa bằng bàn in thủ công

In lụa bằng bàn in thủ công

Khi thực hiện in, phần mực in sẽ được thanh gạt mực tán đều và ép xuống sản phẩm in thông qua một tấm lưới in đã được thiết kế sẵn theo họa tiết mong muốn ở phía đáy của khuôn in. 

Khi mới xuất hiện, Phần lưới in trên khuôn in thường được thiết kế sản xuất bằng tơ lụa do đó người ta gọi là in lụa. Ngày nay, phần lưới in được thay thể bằng rất nhiều vật liệu khác nhau như vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để giúp việc in ấn trở nên chất lượng và thuận tiện hơn, vì vậy mà nó còn được gọi là phương pháp in lưới

Ngày nay, in lụa thường được sử dụng để in ấn các sản phẩm có bề mặt phẳng, họa tiết đơn giản như: in bao bì nhựa, in trên túi giấy, hộp giấy, in áo thun, in trên ly, bình... 

 Máy in lụa gia công, nhận in lụa gia công giá rẻ tại Hà Nội

In lụa gia công sử dụng máy tự động

II. Nguyên lý của phương pháp in lụa

Nguyên lý hoạt động của phương pháp in lụa khá đơn giản: đó là sử dụng sự thẩm thấu của mực in qua một phần của lớp lưới in (Phần lưới in này đã được xử lý bằng kỹ thuật, hóa chất để bịt kín chỉ chừa lại các phần họa tiết muốn in để mực in có thể thấm qua). 

Kỹ thuật in lụa gia công bao bì

Kỹ thuật in lụa lên sản phẩm

Khi thực hiện in, kỹ thuật viên sẽ dùng thanh gạt để ép phần mực trên khuôn in thẩm thấu qua lớp lưới in và để lại phần họa tiết theo mong muốn trên sản phẩm in. Mỗi khuôn in chỉ có thể in được một màu sắc cố định theo họa tiết thiết kế từ trước, nếu sản phẩm cần in họa tiết với nhiều màu sắc thì sẽ cần nhiều khuôn in, lưới in, mực in và thao tác lặp lại cho mỗi màu sắc khác nhau. Đây cũng là hạn chế của kỹ thuật in lụa trong in ấn các họa tiết có nhiều màu sắc. 

Video minh họa gia công in lụa bao bì cho khách hàng

III. Phân loại kỹ thuật in lụa - in lưới

Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật cũng như phương pháp thực hiện thì chúng ta có thể phân loại dựa trên các yếu tố sau:

1. Phân loại dựa trên các loại bàn in lụa

  • In lụa sử dụng bàn in thủ công hoàn toàn.
  • In lụa sử dụng các loại bàn in bán tự động, có sự can thiệp của máy móc cơ khí ở một số thao tác trong quá trình in.
  • In lụa tự động hoàn toàn sử dụng các loại máy móc in tự động vận hành.

2. Phân loại dựa trên hình dạng khuôn in lụa

  • Phương pháp in với khuôn lưới phẳng.
  • Phương pháp in sử dụng lưới tròn.

3. Phân loại dựa trên cách thực hiện in lụa gia công

  • In trực tiếp: Là phương pháp in thường dùng đối với những sản phẩm nền màu trắng hoặc màu nhạt, phần mực in có thể in trực tiếp lên sản phẩm một cách dễ dàng. 
  • In phá gắn: Là cách in thường dùng đối với những sản phẩm có màu nền đậm và không thể in trực tiếp. Với phương pháp này, thường màu in sẽ phá màu nền và nổi lên trên sản phẩm cần in.
  • In dự phòng: Là một cách in đặc biệt, thường được sử dụng khi cách in phá gắn không dùng được, áp dụng đối với những loại sản phẩm có màu nền.

VI. Quy trình in lụa thủ công thực hiện như thế nào?

Dù là một phương pháp khá phổ biến trong thi công in ấn các loại sản phẩm với rất nhiều công ty, doanh nghiệp, nhà máy hoạt động thì nhìn chung, quy trình in lụa khá thống nhất và tối ưu.

1. Đánh giá mẫu in thiết kế

Đây là một công đoan khá quan trọng, ở bước này, người vận hành in sẽ có nhiệm vụ phân tích mẫu in, chia mẫu in ra các mảng màu khác nhau để làm khuôn in, mỗi màu sẽ có một khuôn film riêng biệt. (chính vì điều này mà in lụa thường sử dụng hiệu quả đối với in đơn sắc, hoặc không quá nhiều lớp màu sắc).

Các màn khuôn film thường được thiết kế bởi các phần mềm chuyên dụng thiết kế 2D như Ai, Corel... Những phần mềm cho độ chính xác cao về hình dạng cũng như màu sắc thiết kế.

Scan bản film in lụa làm khuôn trước khi in

Scan phim thiết kế làm khuôn in lụa

2. Xây dựng, chuẩn bị khuôn in

Để làm khuôn in lụa thì sẽ trải qua một số công đoạn như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khuôn lưới.
  • Bước 2: Lên keo bản phim: kỹ thuật viên in lụa sẽ tráng lên khuôn lưới một lớp dung dịch keo đặc biệt có thể cứng lại sau khi chiếu đèn hoặc phơi dưới ánh sáng mặt trời (công đoạn này được thực hiện trong phòng tối).
  • Bước 3: Chụp bản phim: Tiến hành chụp bản phim đã được thiết kế lên khuôn lưới đã chuẩn bị sẵn rồi đem chiếu sáng hoặc phơi nắng để phần keo trên khuôn cứng lại. Sử dụng nước để tẩy lớp keo ở dưới bản phim (phần này được bản phim che nên không kết cứng và có thể tẩy sạch bằng nước để lộ ra phần phim khuôn in).

3. Thực hiện in trên sản phẩm

Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì có thể pha màu, lắp các bản khuôn in lên và thực hiện in theo từng màu của từng mẫu khuôn in.

Công ty gia công in lụa giá rẻ tại Hà Nội

Thao tác in lụa thủ công

Xem thêm dịch vụ:

Hiện nay, xưởng in công ty Thành Tiến Plastic thường sử dụng phương pháp in lụa trong in ấn các sản phẩm bao bì túi đựng thời trang, bao bì túi xốp sử dụng ở siêu thị, chợ, các loại túi zipper, túi opp... để đáp ứng cho các khách hàng muốn in ấn với số lượng vừa và nhỏ.

Xưởng in lụa gia công bao bì Thành Tiến Plastic

Quý khách hàng có nhu cầu đặt in lụa cũng như những dịch vụ khác tại Thành Tiến Plastic có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá chi tiết hơn:

CÔNG TY IN ẤN, CUNG CẤP BAO BÌ THÀNH TIẾN PLASTIC

- Địa chỉ văn phòng: 75a đường Nông Vụ, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội

- Số hotline: 0906301264

- Email đặt hàng: thanhtienplastic641@gmail.com

Theo Nguyễn Huy Hoàng