Gia công ghép màng metalize là gì? Ứng dụng ra sao?

Trang chủ Tin tức Gia công ghép màng metalize là gì? Ứng dụng ra sao?

Để có những hiệu ứng kim loại đẹp mắt giúp nổi bật những sản phẩm bao bì hay đến những tấm biển hiệu quảng cáo thì gia công ghép màng metalize là một phương pháp phù hợp được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả rất tốt.

Phương pháp gia công ghép màng metalize

Dây chuyền ghép màng metalize cho sản phẩm

Vậy thì bạn đã hiểu về màng metalize và những ứng dụng nổi bật của nó hay chưa? Hãy cùng Thành Tiến Plastic đi khám phá chi tiết về những thông tin về phương pháp gia công bao bì tuyệt vời này các bạn nhé.

I. Gia công ghép màng metalize là gì?

Gia công ghép màng metalize được biết đến là một quá trình kết hợp màng metalize (gọi là màng có lớp mỏng kim loại) với các loại vật liệu khác để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình này thường được thực hiện trong ngành công nghiệp in ấn và đóng gói để tạo ra các loại bao bì, nhãn túi...và nhiều sản phẩm có hiệu ứng kim loại.

Quá trình gia công màng metalize cũng giúp cung cấp tính năng bảo vệ, tăng cường tính thẩm mỹ và tăng giá trị cho sản phẩm xuất xưởng.

Màng metalize phổ biến trong bao bì sản phẩm

Màng metalize phổ biến trong bao bì sản phẩm

II. Quy trình gia công ghép màng metalize

Công nghệ gia công ghép màng metalize có nhiều ứng dụng trong việc in ấn bao bì. Chính vì vậy đòi hỏi quy trình gia công ghép màng metalize phải trải qua một quy trình khắt khe, đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định. Gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt vật liệu cơ bản thường là một loại giấy hoặc nhựa được làm sạch và chuẩn bị để nhận màng metalize. Ở giai đoạn này bề mặt được loại bỏ bụi bẩn, mỡ và các chất phủ khác...

Những vật liệu thường dùng trong gia công bao bì như:

- Giấy xi măng (giấy kraft)

- Các màng nhựa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (nhựa HDPE, nhựa PE, nhựa PP...)

Bước 2: Áp dụng chất kết dính

Một chất kết dính hoặc chất keo được áp dụng lên bề mặt vật liệu cơ bản. Chất kết dính này giúp kết nối màng metalize với bề mặt vật liệu và tạo độ bám dính tốt.

Bước 3: Tiến hành gia công ghép

Ở bước này, lớp màng metalize được áp dụng lên bề mặt đã được phủ chất kết dính. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách sử dụng máy gia công ghép chuyên dụng. Trong đó, màng metalize được cuộn và chuyển tới bề mặt vật liệu cơ bản.

Màng metalize được cuộn ghép lên vật liệu cơ bản

Màng metalize được cuộn ghép lên vật liệu cơ bản

Bước 4: Tiến hành ép nhiệt và ép áp

Sau khi màng metalize đã được áp dụng lên bề mặt. Quá trình ép nhiệt và ép áp được thực hiện để kích hoạt chất kết dính và đảm bảo sự bám dính chặt chẽ giữa màng và vật liệu cơ bản.

Bước 5: Kiểm tra thành phẩm

Kiểm tra sản phẩm cuối cùng là một lớp màng metalize mỏng, bao phủ bề mặt có mang lại hiệu ứng kim loại và thu hút mọi ánh nhìn hay không.

III. Ứng dụng của gia công ghép màng metalize

Gia công ghép màng metalize cũng có rất nhiều ứng dụng trong ngành bao bì, đóng gói. Cùng điểm danh những ứng dụng được dùng phổ biến nhất của phương pháp này:

1. Làm bao bì sản phẩm

Ghép màng metalize thường được sử dụng để tạo ra những loại bao bì sản phẩm cần có hiệu ứng kim loại và làm nổi bật sự sang trọng. Cách gia công này giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Túi zipper bạc sang trọng và dẻo dai

Màng metalize sản xuất túi zipper bạc

2. Làm nhãn dán

Phương pháp ghép màng metalize còn được sử dụng để tạo ra những loại nhãn dán có hiệu ứng kim loại và làm nổi bật logo và thông tin sản phẩm trên bề mặt.

Màng metalize làm nhãn dán, decal nổi bật

Màng metalize làm nhãn dán, decal nổi bật

3. Làm túi và hộp đựng

Được sử dụng để làm cho túi và hộp đựng trở nên bắt mắt và thu hút khách hàng. Các sản phẩm như túi mua sắm, túi đựng bánh kẹo. Hộp quà tặng thường được trang trí bằng màng metalize để tạo ra hiệu ứng cao cấp.

Màng metalize làm hộp đựng sản phẩm

Màng metalize làm hộp đựng sản phẩm

4. Làm sản phẩm quảng cáo

Được sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm quảng cáo như poster, biển hiệu, bảng quảng cáo...Với hiệu ứng kim loại và ánh sáng khiến cho mục đích quảng cáo trở nên vô cùng nổi bật và thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh.

5. Làm sản phẩm tiêu dùng

Được sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như bao gói thực phẩm, đồ chơi, đồ điện tử. Với hiệu ứng kim loại giúp nổi bật và tạo điểm nhấn trên kệ hàng.

Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn đóng gói sản phẩm bằng các loại bao bì màng ghép thì gia công ghép màng metalize đang trở thành một sự lựa chọn ưu tiên. Phương pháp gia công bao bì này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cũng, nâng tầm giá trị cũng như đem lại sự yêu thích sản phẩm từ phía khách hàng.

Theo Nguyễn Huy Hoàng