Hệ màu dùng trong in ấn CMYK, RGB và cách chuyển đổi bảng màu

Trang chủ Tin tức Hệ màu dùng trong in ấn CMYK, RGB và cách chuyển đổi bảng màu

Hệ màu dùng trong in ấn là cách giúp chúng ta kết hợp để tạo hầu hết các loại màu sắc in ấn từ những nhóm màu sắc gốc. Hiện nay, có rất nhiều hệ màu in ấn nhưng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là hệ màu cmyk và rgb. Để nắm rõ hơn về thông tin về những hệ màu sắc được sử dụng trong ngành in ấn, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết ngay các bạn nhé!

Hệ màu dùng trong in ấn rgb, cmyk

Hệ màu dùng trong in ấn rgb và cmyk

I. Hệ màu rgb thiết kế, in ấn

1. Hệ màu rgb là gì?

Hệ màu rgb là một trong những hệ màu sắc phổ biến có tính ứng dụng cao, đặc biệt là được sử dụng để hiển thị hình ảnh trên màn hình các thiết bị như điện thoại, máy tính, màn hình máy ảnh... Hệ màu rgb được kết hợp từ các màu sắc cơ bản như màu đỏ (Red - viết tắt là R), màu xanh lá cây (Green - viết tắt là G), màu xanh dương (Blue viết tắt là B).

Hệ màu sắc RGB dùng trong thiết kế

Hệ màu sắc RGB dùng trong thiết kế

Mỗi màu sắc cơ bản trong hệ màu rgb (red-green-blue) có thể hiển thị theo thang điểm từ 0-255 chính là mức độ xuất hiện nhiều hay ít để tạo nên một màu sắc nào đó. Việc kết hợp các màu sắc cơ bản trong hệ màu in ấn rbg cùng với mức độ xuất hiện của các màu cơ bản này sẽ giúp tạo nên rất nhiều các màu sắc khác nhau.

2. Ứng dụng của hệ màu rgb

Hệ màu RGB thường được ứng dụng nhiều trong hiển thị hình ảnh trên màn hình các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, máy ảnh... Tuy nhiên, hệ màu rgb khi sử dụng để in ấn thực tế thường không hiển thị được màu sắc chính xác như hiển thị trên màn hình khi thiết kế bao bì.

Chính vì vậy, khi in ấn thực tế người ta thường chuyển đổi hình ảnh thiết kế sử dụng hệ màu rgb sang một số hệ màu sắc khác có chất lượng in ấn đẹp hơn, chính xác hơn. Một trong số đó là hệ màu cmyk, hệ màu in ấn này đã và đang được ứng dụng nhiều để in các mẫu thiết kế lên vật liệu như in bao bì nhựa, in trên giấy, vải...

II. Hệ màu cmyk dùng trong in ấn

1. Hệ màu in ấn cmyk là gì?

Hệ màu cmyk hay còn gọi là four-color process (chương trình của 4 màu sắc), CMYK là hệ màu dùng trong in ấn phổ biến nhất hiện nay với tên là chữ viết tắt của hệ màu C (Cyan - màu lục lam), M  (Magenta - màu hồng), Y (Yellow - màu vàng), K (Black - màu đen). Với 4 màu sắc cơ bản này, hệ màu cmyk có thể tạo nên rất nhiều màu sắc với độ chuẩn xác cao.

Hệ màu in ấn cmyk

Hệ màu in ấn cmyk

Khác với hệ màu rgb thì hệ màu cmyk hiển thị màu sắc thực tế dựa trên cơ sở là sự hấp thụ ánh sáng hay sự loại trừ màu sắc từ ánh sáng trắng tự nhiên. Có nghĩa là phần màu sắc mà chúng ta nhìn thấy sẽ là màu sắc còn lại sau khi đã loại trừ một phần những màu sắc khác từ ánh sáng tự nhiên ban đầu.

Khi sử dụng 4 màu cơ bản của hệ màu cmyk kết hợp với nhau ở mức độ tối đa nhất sẽ nhận được màu đen (key). Màu key (đen) thường được sử dụng để tạo độ sâu (tối) cho màu sắc, điều này giúp tiết kiệm được lượng mực tiêu hao trong quá trình in ấn.

2. Ứng dụng của màu cmyk

Hệ màu CMYK hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành in ấn sản phẩm theo yêu cầu (POD). Hệ màu in ấn cmyk được đánh giá là có khả năng hiển thị được nhiều màu sắc phức tạp, chất lượng màu sắc khi in trực tiếp lên sản phẩm chính xác hơn hệ màu rbg. Ngoài ra, các hệ thông máy móc thiết kê, in ấn ngày nay thường hỗ trợ và tương thích với hệ màu cmyk nên chất lượng in ấn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, hệ màu cmyk cũng có một số điểm hạn chế trong việc hiển thị màu sắc có độ sáng rực rỡ, màu sắc đậm. Để hiển thị, in ấn sản phẩm đạt màu sắc một cách chính xác cần sử dụng các phần mềm và thiết bị calibrate chuyên nghiệp.

III. Sự khác nhau giữa hệ màu cmyk và rgb

Dù đều thuộc nhóm những hệ màu dùng trong in ấn nhưng khi so sánh giữa hệ màu rgb và cmyk chúng sẽ có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

Sự khác nhau giữa hệ màu dùng trong in ấn cmyk và rgb

Sự khác nhau giữa hệ màu dùng trong in ấn cmyk và rgb

1. Nguyên tắc hiển thị màu sắc

  • # Hệ màu rgb: Hiển thị màu sắc dựa trên sự cộng màu (kết hợp giữa 3 màu Đỏ, Xanh, Xanh dương).
  • # Hệ màu cmyk: Hiển thị màu sắc dựa trên sự trừ màu (sự hấp thụ màu sắc với các màu cơ bản Lục lam, Hồng, Vàng, Đen)

2. Phạm vi dải màu hiển thị

  • # Hệ màu rgb: Hiển thị được dải màu sắc rộng hơn, đa dạng hơn, thể hiện rõ được độ đậm nhạt, rực rỡ của màu sắc, thích hợp sử dụng để hiển thị hình ảnh trên màn hình thiết bị điện tử.
  • # Hệ màu cmyk: Hiển thị dải màu sắc hạn chế hơn, nhất là những màu sắc có độ đậm và màu sắc rực rỡ, màu neon. Tuy nhiên, dải màu cmyk khi in ấn POD cho ra màu sắc chuẩn xác, thực tế hơn.

3. Ứng dụng thực tế

  • # Hệ màu rgb: Phù hợp để thiết kế, hiển thị trên các thiết bị điện tử, màn hình ti vi, điện thoại,... với màu sắc rực rỡ, đa dạng, sắc nét hơn.
  • # Hệ màu cmyk: Ứng dụng trong quy in ấn chuyên nghiệp, in ấn trên chất liệu thực tế như in trên giấy, in túi ni lông, vải... phù hợp với các loại máy móc in ấn hiện đại như in offset, in phun mực, in laser,...

4. Sự chuyển đổi giữa các hệ màu in ấn

  • # Hệ màu rgb: Khi chuyển đổi hình ảnh thiết kế từ hệ màu rgb sang hệ màu cmyk sẽ bị sai lệch và không đạt được 100% chất lượng ảnh như khi hiển thị trên hệ màu rgb. 
  • # Hệ màu cmyk: Khi chuyển đổi hình ảnh từ hệ mà cmyk sang hệ màu rbg thì hình ảnh sẽ hiển thị 100% chất lượng, không bị sai lệch.

IV. Chuyển hệ màu rgb sang cmyk trên các phần mềm

Để giúp hình ảnh in ấn thực tế trên sản phẩm đạt được chất lượng và chuẩn xác nhất thì việc chuyển đổi từ hệ màu rgb sang hệ màu cmyk là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách để chuyển đổi hệ màu rgb sang hệ màu in ấn cmyk trong các phần mềm thiết kế đồ họa.

1. Cách chuyển màu rgb sang cmyk trong photoshop

Để chuyển hệ màu file thiết kế in ấn từ hệ màu rgb sang cmyk trong phần mềm photoshop thì các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Mở hình ảnh trong Photoshop: mở file hình ảnh muốn chuyển từ hệ màu rgb sang cmyk.
  • Bước 2: Chọn Image > Mode > CMYK Color: Với bước này, photoshop sẽ chuyển đổi hình ảnh từ hệ màu rgb sang cmyk cực kì dễ dàng.
  • Bước 3: Kiểm tra hình ảnh thành phẩm: sau khi chuyển đổi từ hệ rgb sang cmyk hình ảnh sẽ có sự khác biệt do sự hạn chế về dải hình ảnh hiển thị của hệ màu cmyk. Bạn cần kiểm tra và điều chỉnh lại cho phù hợp với thiết kế in ấn.
  • Bước 4: Lưu file thiết kế hệ màu cmyk: sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra thì bạn có thể chọn File -> Save (lưu đè lên file cũ) hoặc Save As (lưu file mới). Bạn có thể lưu ở một số dạng tệp hỗ trợ không gian màu cmyk như PSD, TIFF...

2. Cách chuyển màu rgb sang cmyk trong corel

Các bạn cần thực hiện các bước sau đây để chuyển màu rgb sang cmyk trong phần mềm corel:

  • Bước 1: Mở hình ảnh cần chuyển từ hệ màu rgb sang cmyk trong phần mềm corel
  • Bước 2: Nhấp chọn hình ảnh muốn chuyển sang hệ màu dùng trong in ấn cmyk.
  • Bước 3: Chọn Menu -> Bitmaps (hình ảnh) -> Mode (chế độ) -> CMYK color (hệ màu cmyk)
  • Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh màu sắc hình ảnh file thiết kế để phù hợp với nhu cầu in ấn (do màu sắc của hình ảnh cmyk sẽ có sự thay đổi sau khi chuyển từ hệ màu rgb).
  • Bước 5: Lưu, xuất file bằng cách chọn File -> Save (lưu đè lên file cũ) hoặc Save As (lưu file mới) rồi chọn các định dạng file hỗ trợ hệ màu cmyk trên corel như TIFF, CMX...

3. Cách chuyển từ rgb sang cmyk trong adobe illustrator (AI)

Cũng tương tự như các phần mềm khác cách chuyển từ rgb sang cmyk trong adobe illustrator (AI) cũng cực kỳ dễ dàng, các bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở AI và open file hình ảnh cần chuyển từ rgb sang cmyk
  • Bước 2: Nhấp chọn hình ảnh cần chuyển sang hệ màu in ấn cmyk
  • Bước 3: Trên thanh menu, hãy chọn mục Edit (Chỉnh sửa) nếu bạn đang làm việc trên hệ điều hành Windows hoặc chọn Illustrator nếu bạn đang làm việc trên hệ điều hành macOS. -> Chọn Edit color (chỉnh sửa màu sắc) -> Conver to CMYK (chuyển đổi sang hệ màu cmyk)
  • Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh lại màu sắc hình ảnh cho chuẩn xác trước khi in ấn vì khi chuyển đổi từ rgb sang cmyk có thể hình ảnh sẽ không hiển thị đủ dải màu sắc và gây ra sự sai lệch nhất định.
  • Bước 5: Lưu hoặc xuất file in bằng cách chọn File -> Save (lưu đè lên file cũ) hoặc Save As (lưu file mới) và chọn các định dạng tệp hình ảnh, thiết kế hỗ trợ hệ màu cmyk như AI, EPS... 

Một lưu ý khi thực hiện chuyển đổi từ file thiết kế sử dụng hệ màu sắc rgb sang cmyk đó là các bạn nên tạo 1 bản lưu để có thể backup được trong trường hợp như hệ cmyk sai lệch quá nhiều so với file thiết kế gốc.

V. Hệ màu in ấn trên các file hình ảnh

Hiện nay, các file hình ảnh thiết kế được dùng để in ấn thường xuyên được sử dụng nhất đó là JPEG và PNG, 2 dạng hình ảnh này cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ màu sắc cmyk và rgb, dưới đây là một số thông số giúp bạn hiểu rõ và sử dụng hệ màu dùng trong in ấn này một cách hiệu quả.

1. Hình ảnh định dạng PNG

  • - Nền trong suốt (không nền)
  • - Hỗ trợ hệ màu RGB và sRGB, không hỗ trợ cmyk
  • - Sử dụng in ấn kỹ thuật số sản phẩm DTG (in trực tiếp lên vải)

mẫu họa tiết thiết kế file png không nền

mẫu họa tiết thiết kế file png không nền

Hình ảnh định dạng PNG (không nền) phù hợp với thiết kế và in ấn trực tiếp lên sản phẩm. Tuy không được hỗ trợ in theo hệ màu cmyk nhưng các kỹ thuật viên in ấn có thể thực hiện thêm bước raster hình ảnh gốc (RIP) bằng máy in để chuyển đổi từ hệ màu rgb sang hệ màu cmyk để phù hợp với định dạng in ấn.

2. Hình ảnh định dạng JPEG

  • - Hình ảnh có nền
  • - Hỗ trợ hiển thị hệ màu RGB, sRGB và CMYK
  • - Sử dụng để in ấn những sản phẩm không cần nền trong suốt, băng rôn, bao bì sản phẩm...

Sự khác nhau giữa định dạng hình jpeg và png

Sự khác nhau giữa định dạng hình jpeg và png

File hình ảnh định dạng JPEG có hỗ trợ định dạng hệ màu in ấn CMYK nên chất lượng màu sắc hình ảnh khi in sẽ không bị sai lệch so với file thiết kế.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn có thể nắm rõ về các hệ màu dùng trong in ấn và cách thức hoạt động của chúng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn các hệ màu phù hợp để có được chất lượng in ấn tốt nhất.

Xem thêm các thông tin đang được quan tâm:

Theo Nguyễn Huy Hoàng